Trái Chanh Thái không giống như loại chanh thông thường. Chanh Thái có quả tròn, vỏ màu lục, nhiều nếp nhăn liên tưởng giống bộ não của con người (chính vì vậy nó còn được gọi là Chanh Não Người).
Một đặc điểm dễ nhận ra so với các loại chanh thông thường là: Trái Chanh Thái vỏ xù xì, khi chín màu vàng, vỏ khá dày, thịt quả màu vàng xanh, Chanh Thái có mùi thơm rất mạnh, khi bạn vắt Chanh Thái mùi hương bay rất xa, mùi hương thơm lâu và nồng nàn hơn cả Chanh Giấy. Chanh Thái được mọi người rất ưa chuộng dùng để làm thức uống giải khát, làm gia vị và chiết xuất lấy tinh dầu từ vỏ.
Trái Chanh Thái có nước cốt chua gắt, hơi the, dùng để ăn tươi, vắt nước cốt pha nước chấm, ngâm đường phèn, ngâm rượu, khử tanh hải sản hay lòng bò, làm mứt. Vùng Tri Tôn, An Giang nổi tiếng với đặc sản cháo bò trái Chanh Thái (trái chúc), món ăn của sự giao thoa văn hóa tộc người Khmer và người Việt, bên cạnh món gà hấp lá Chanh Thái (lá chúc) nổi tiếng.
Phổ biến nhất là dùng nước trái Chanh Thái để pha trộn trong các món ăn như: gỏi, canh, kho. Trong đó độc đáo nhất là nước cốt trái chúc làm góp phần làm cho hương vị của nhiều món ăn tăng thêm phần quyến rũ như: Lươn, ếch xào lá chúc, gà ta hấp lá Chanh Thái, cá lóc hấp lá chúc (lá chanh thái), cháo bò trái Chanh Thái, cá linh kho lạt,… Vị thơm nồng đậm và lan tỏa khiến bạn mới nghe đã rạo rực thèm ăn đến khó cưỡng.
công dụng của trái chanh thái Đặc biệt khả năng trị bệnh hiệu quả với các loài động vật như trâu bò, chỉ cần vắt nước cốt trái Chanh Thái vào miệng sẽ giúp trâu bò ăn uống dễ dàng, mau khỏi bệnh. Những người nuôi cá cũng sử dụng lá Chanh Thái giã nát rồi cho xuống đáy ao hồ để diệt khuẩn cho cá khỏe mạnh, chóng lớn.